Ngỡ ngàng với cây thông Noel 5 tầng có hình bản đồ Việt Nam
Phiên chợ là sáng kiến của cô và trò Trường mầm non Tân Phong, quận 7, diễn ra từ 23.12.2024 tới hết ngày 3.1.2025. Trước khi phiên chợ diễn ra, nhà trường kêu gọi phụ huynh cùng các bé đóng góp các món đồ đã qua sử dụng nhưng vẫn còn giá trị trên 70%, như: đồ chơi, sách truyện, quần áo, vật dụng trang trí… Sau khi được phụ huynh mang đến trường những món đồ dùng, đồ chơi, các cô giáo cùng với trẻ sẽ phân loại, làm sạch, tái chế, cho vào túi cẩn thận để bày trí các gian hàng theo từng chủng loại riêng biệt. Trong phiên chợ "Yêu Thương", nhiều gian hàng thú vị được bày bán, các em nhỏ, giáo viên, phụ huynh của trẻ cùng nô nức đi chợ, trải nghiệm gian hàng 0 đồng, gian hàng sách và đồ dùng trẻ em, gian hàng đồ dùng trang trí, gian hàng đồ chơi... Nét thú vị là những món đồ tại đây được bày bán với mức giá "không quy định" - tức là tùy vào lòng hảo tâm của người mua hoặc trao tặng miễn phí, tạo cơ hội cho các gia đình khác có thể tận dụng lại.Cô Phạm Bảo Hạnh, Hiệu trưởng Trường mầm non Tân Phong, cho biết phiên chợ "Yêu Thương" không chỉ hướng đến việc góp phần cải tạo môi trường học tập, trang bị thêm mảng xanh cho nhà trường mà còn giáo dục trẻ em ý thức bảo vệ môi trường và tinh thần tương thân tương ái. "Trẻ được tham gia chọn lọc, phân loại đồ dùng, học cách chia sẻ và cảm nhận niềm vui từ việc cho đi. Đây là những bài học quý giá giúp hình thành nhân cách đẹp cho trẻ ngay từ nhỏ. Phiên chợ "Yêu Thương" cũng là cách để cô và trò cùng đón chào xuân 2025", cô Bảo Hạnh nói.Chị Trần Thị Thy Ân, phụ huynh em Bùi Trần Minh Tú hiện đang học lớp lá 4, cho hay đây là đầu tiên chị được trải nghiệm phiên chợ "Yêu Thương" do nhà trường tổ chức. Đây là một dịp để phụ huynh tăng cường kết nối với trường học, giao lưu với các phụ huynh khác. "Tôi thấy được sự sáng tạo, năng động và ý nghĩa nhân văn của phiên chợ. Từ đây các bé sẽ hiểu và biết cách sống xanh, biết chia sẻ với các bạn nhỏ khác", chị Thy Ân chia sẻ.Trong suốt thời gian diễn ra, phiên chợ "Yêu Thương" đã nhận được sự hưởng ứng từ đông đảo phụ huynh và cộng đồng. Chỉ buổi chiều hôm qua, ngày 3.1, phiên chợ được phụ huynh ủng hộ 12.130.000 đồng. "Trong số các đồ dùng, đồ chơi, sách vở mà phụ huynh gửi đến phiên chợ, nhà trường dành một phần để gửi đến một số trường mầm non khó khăn tại huyện Cần Giờ, TP.HCM nhằm chia sẻ niềm vui đến các bé mầm non khác. Với số tiền phụ huynh ủng hộ sau phiên chợ, nhà trường sẽ công khai minh bạch, sử dụng cho việc cải tạo môi trường xanh sạch đẹp và xây dựng không gian học tập, vui chơi lý tưởng cho trẻ", cô Bảo Hạnh, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết.Nhằm giúp trẻ được trải nghiệm không khí đón xuân, hiểu về tết truyền thống của quê hương, nhiều trường mầm non tại TP.HCM có những hoạt động cụ thể, để trẻ được tự tay làm sản phẩm, sống trong không khí sôi động của ngày xuân.Như Lớp mẫu giáo Tatu, TP.Thủ Đức, cho trẻ được quan sát và cùng làm mứt dừa dưới sự hướng dẫn của các cô giáo. Các bé Trường mầm non Sao Mai, quận 8 cũng vừa được sống trong không khí đón tết sớm khi trường lớp được trang trí hoa mai, hoa đào, trẻ em được cùng các cô giáo làm bánh kẹp, làm mứt mãng cầu, từ đây các trẻ được biết về nguyên liệu và cách làm ra các món ăn tết truyền thống của quê hương.Từ nay tới trước thời gian nghỉ tết Nguyên đán, các cơ sở giáo dục mầm non như Trường mầm non 19/5 Thành Phố (quận 1); Trường mầm non Thành Phố (quận 3); Trường mầm non Nam Sài Gòn (quận 7)... đều có nhiều hoạt động như phiên chợ tết, các gian hàng để trẻ học gói bánh chưng, khắc dưa hấu, làm mứt tết, thêu tranh ngày tết, cắt dán tô màu linh vật của năm... vừa giúp trẻ được rèn luyện sự khéo léo của đôi tay (vận động tinh), biết cách làm việc nhóm, đồng thời để giúp trẻ được vui đón xuân, lồng ghép các bài học trực quan về tình cảm gia đình, phong tục tập quán quê hương, các hoạt động đều có sự tham gia của phụ huynh để tăng cường sự kết nối gia đình và nhà trường...Mốt áo dài xanh lá không làm ai xa lánh đẹp mê mẩn được hội chị em ưa chuộng dịp tết
Tuấn dẫn tôi lên núi. Những dãy núi đá ở xã Đỉnh Sơn sừng sững, cây cối um tùm. "Bên kia núi là thung lũng, nơi mình khởi nghiệp", Tuấn nói.Tuấn leo lên chiếc "ca bin" làm bằng những tấm gỗ rồi giật cho máy nổ. Trong chốc lát, chiếc "ca bin" đưa Tuấn lên đến gần đỉnh núi. Tôi men theo con đường mòn để lên núi. Con đường nhỏ, cheo leo vách đá và phải mất hơn 20 phút mới đến nơi. "Thời gian đầu mình cũng phải leo bộ như thế này. Ngày thả lợn vào rừng, mình phải nhờ 7 người khỏe mạnh, gánh từ 7 giờ đến 15 giờ mới vận chuyển xong 16 con lợn lên núi", Tuấn kể.Để giảm công sức đi lại, tiện cho việc vận chuyển lợn và các vật dụng, Tuấn lên mạng tìm hiểu và mày mò tự chế cáp treo. Cáp treo gồm 2 sợi dây cáp nối từ chân núi lên gần đến đỉnh và một cái "ca bin" bằng gỗ để ngồi. Tuấn lắp máy nổ trên "ca bin" để kéo sợi dây cáp thứ 3 cho "ca bin" di chuyển. Tuy nhiên, cáp treo chỉ hỗ trợ chiều lên, còn khi xuống vẫn phải cuốc bộ trên ghềnh đá lởm chởm.Đứng trên núi nhìn xuống là một thung lũng khá rộng được bao bọc bởi các dãy núi và rừng cây. Thung lũng này trước đây là nơi trồng ngô, sắn của vài gia đình, nhưng do đường đi khó khăn nên họ bỏ. Thấy đất bỏ hoang lãng phí, Tuấn tận dụng để thả lợn rừng và hiện nay đây đã trở thành nơi trú ngụ và sinh sản của gần 200 con.Nhà nghèo nên Tuấn chỉ học đến lớp 3 rồi nghỉ. Lớn lên, Tuấn vào Nam làm công nhân rồi đi xuất khẩu lao động ở Ba Lan. "Sang Ba Lan, gặp phải dịch Covid-19 nên không có việc, mình chán nản và nghĩ sẽ quay về quê để bám rừng khởi nghiệp. Thung lũng này và phía trong còn có một số thung lũng nữa mình đã biết từ khi còn bé thường đi lấy củi cho gia đình nên nảy sinh ý định sẽ về nuôi lợn rừng theo mô hình hoang dã. Mình lên mạng tìm kiếm thông tin, kinh nghiệm về nuôi lợn rừng và thấy rất khả thi nên quyết định về quê", Tuấn kể.Năm 2022, sau khi khảo sát kỹ lưỡng thung lũng, Tuấn quyết định mua 16 con lợn rừng để thả. Được sống trong môi trường hoang dã với diện tích khoảng 100 ha núi rừng, nguồn thức ăn tự nhiên khá dồi dào nên lợn phát triển tốt. Tuấn thỉnh thoảng bổ sung thêm các loại thức ăn như chuối, ngô hạt, mía. Đàn lợn vì thế rất gần gũi với ông chủ. Khi nghe tiếng gọi của Tuấn, đàn lợn rừng đang kiếm ăn trên núi kéo nhau chạy xuống. Để nhân giống đàn lợn, Tuấn nuôi nhiều lợn nái và những con lợn mẹ này sinh sản rất đều đặn. Nhờ sống trong môi trường hoang dã rộng lớn nên thịt lợn chắc, ngon. Thung lũng này cách biệt với khu dân cư và gần như không có người lui tới nên cũng thuận lợi trong việc phòng chống dịch bệnh cho đàn lợn rừng.Sau 2 năm khởi nghiệp, Tuấn đã nhân đàn lợn lên gần 200 con và xuất bán khá nhiều lợn thịt và lợn giống. Lợn hơi được bán với giá 220-250 ngàn đồng/kg. Mỗi con lợn rừng nuôi 1 năm nặng khoảng 25 kg, xuất bán thu về 5-6 triệu đồng/con. Dù mới khởi điểm và đang ở giai đoạn nhân giống, nhưng cả lợn thịt lẫn lợn giống đã xuất bán, năm nay Tuấn thu về hàng trăm triệu đồng.Để mở rộng đầu ra, Tuấn tạo tài khoản trên các nền tảng mạng xã hội, đăng tải clip về đàn lợn rừng của mình, thu hút sự theo dõi của nhiều người. "Nuôi lợn rừng theo mô hình này ban đầu không cần nhiều vốn, chi phí nuôi rất thấp, hiệu quả lại cao; chất lượng thịt ngon nên đầu ra rất rộng. Ở nước ta có nhiều vùng núi có địa hình tương tự, mình sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với các bạn có nhu cầu tìm hiểu và nuôi lợn rừng theo mô hình này", Tuấn bộc bạch.
Mitsubishi Outlander 2022 thêm biến thể PHEV tiết kiệm xăng
Tờ Bangkok Post đưa tin lực lượng đặc nhiệm Naresuan của quân đội Thái Lan đã tiến hành một cuộc khảo sát bằng trực thăng trên biên giới giáp với Myanmar tại làng Nong Bua thuộc tỉnh Tak của Thái Lan hôm nay 1.3.Cuộc khảo sát được thúc đẩy bởi các vụ đụng độ nhỏ giữa lực lượng thuộc KNLA và quân đội Myanmar xung quanh các căn cứ quân sự, khiến người dân ở những khu vực xung quanh lo sợ.Các cuộc đụng độ giữa quân đội và KNLA ở Myanmar được báo cáo xảy ra chỉ cách làng Nong Bua 800 m. Ngoài ra có một vụ đụng độ khác được báo cáo từ căn cứ Kyra Piao Kong, chỉ cách huyện Tha Song Yang của Tak 1,5 km.Thiếu tướng Maitri Chupreecha, Chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Naresuan, cho hay các cuộc đụng độ nói trên đã gây nguy hiểm cho tính mạng và tài sản ở cả hai bên biên giới, và quân đội lo ngại rằng có thể xảy ra các cuộc xâm nhập Thái Lan.Cho đến nay đã có 545 công dân Myanmar tìm cách tránh xung đột bằng cách vượt biên sang Thái Lan và đã được đưa đến 2 vùng an toàn tạm thời, theo Bangkok Post. Lực lượng quân đội và cảnh sát biên giới của Thái Lan đang hỗ trợ người tị nạn và cung cấp viện trợ nhân đạo.Lực lượng đặc nhiệm Naresuan đã ra lệnh cung cấp thực phẩm, quần áo và nhu yếu phẩm cho các đơn vị chăm sóc những người tìm kiếm nơi lánh nạn và đã đến thăm một số người đang ở trong vùng an toàn.Hiện chưa có thông tin về phản ứng của chính quyền quân sự Myanmar cũng như KNLA.Thông tin trên được đưa ra vào thời điểm các quan chức an ninh Thái Lan tại Tak đang chuẩn bị cho làn sóng nạn nhân được giải thoát khỏi các trung tâm lừa đảo ở thành phố Myawaddy của Myanmar khi cuộc truy quét tội phạm vẫn tiếp diễn.Vào tháng 1, các trung tâm chăm sóc sức khỏe phục vụ hàng chục ngàn người tị nạn trên biên giới Thái Lan-Myanmar đã bị lệnh đóng cửa sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đóng băng hầu hết viện trợ nước ngoài, buộc các quan chức Thái Lan phải vận chuyển những bệnh nhân ốm yếu nhất đến các cơ sở khác, theo Bangkok Post.
Neymar ghi bàn nâng tỷ số lên 2-0 ở phút 27. Trước khi thực hiện quả đá phạt góc thành bàn này, tiền đạo 33 tuổi đã bị các CĐV đối phương la ó gây sức ép dữ dội. Đáp lại, Neymar lạnh lùng thực hiện quả đá phạt với kỹ thuật tuyệt hảo đưa quả bóng đi lượn vào góc xa ghi bàn.Sau bàn thắng, Neymar ngồi lên bảng quảng cáo, khoanh tay lại, hướng mắt về phía CĐV đối thủ một cách đầy thách thức. Trước đó, Neymar góp 1 kiến tạo cho đồng đội Tiquinho Soares ghi bàn mở tỷ số ở phút thứ 9. Sau đó, ở phút 32, một lần nữa Neymar chói sáng lập cú đúp kiến tạo cũng cho Tiquinho Soares ghi bàn thứ 2 trong trận để ấn định chiến thắng tỷ số 3-0 cho Santos trước Inter de Limeira.Đây là chiến thắng thứ 3 liên tiếp của Santos từ khi có sự trở lại của Neymar. Qua đó, đội bóng danh tiếng này giữ chắc ngôi đầu giải Paulista Championship, nắm chắc 1 trong 2 suất vào vòng play-off, hướng đến mục tiêu chinh phục ngôi vô địch giải đấu của bang Sao Paulo (Brazil).Tính tổng cộng, kể từ khi trở lại Brazil sau thời gian gây nhiều thất vọng ở Ả Rập Xê Út, Neymar đã dần tìm lại mình như thời đỉnh cao. Anh hiện thi đấu cho Santos 6 trận, ghi 2 bàn và có 3 kiến tạo thành bàn.Hiệu suất thi đấu cao giúp Neymar được trang Sofascore đánh giá là cầu thủ có nhiều đường chuyền quyết định nhất kể từ khi trở lại Santos. Tổng cộng là 21 đường chuyền trong 6 trận đấu (5 trận ra sân chính thức). Bên cạnh 2 bàn thắng và 3 kiến tạo, Neymar còn tạo ra 5 cơ hội lớn khác cho đồng đội. Anh có 19 lần phạm lỗi, 13 lần đi bóng thành công qua đối thủ. Sofascore chấm điểm trung bình các trận của Neymar là 7,80 điểm."Neymar đã trở lại đúng hướng. Cơ hội trở lại đội tuyển Brazil vì thế cũng đang rộng mở. Tiền đạo này đã chứng minh khả năng không mai một của mình. Chỉ cần anh thi đấu ở đội bóng luôn được sự ủng hộ và hỗ trợ, tìm lại động lực và ở trạng thái thể chất tốt nhất, Neymar sẽ luôn là Neymar", nhà báo Fabrizio Romano, chuyên gia tin chuyển nhượng, bày tỏ.Báo chí Brazil cũng dự đoán, HLV Dorival Junior chắc chắn sẽ triệu tập Neymar trở lại đội tuyển Brazil thi đấu các trận vòng loại World Cup 2026 khu vực Nam Mỹ trong tháng 3 tới đây. Bao gồm trận gặp đội Colombia và đội Argentina tái ngộ với Messi.
Nhiều tỉ phú có thêm hàng tỉ USD trong năm 2023
Ngày 12.1, Trường ĐH Đồng Tháp gặp Trường ĐH Cần Thơ tại lượt trận cuối cùng vòng bảng, vòng loại Tây Nam bộ giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III – 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025). Qua 2 lượt trận, Trường ĐH Đồng Tháp có 2 trận hòa đều với tỉ số 0-0 trước Trường ĐH Cửu Long và Trường ĐH Nam Cần Thơ. Vì vậy, trận đấu cuối cùng vòng bảng rất quan trọng với đội bóng này, chỉ thắng mới có thể đi tiếp vào bán kết.Trận đấu với Trường ĐH Cần Thơ không dễ dàng, vì đây là đội bóng có thành tích tốt ở 2 mùa giải trước và có lợi thế gần SVĐ Cần Thơ, cổ động viên rất đông. Trường ĐH Đồng Tháp lường trước điều này nên đã dành cho các cầu thủ sự cổ vũ rất ý nghĩa. Nhiều lãnh đạo, giảng viên của trường đã đến SVĐ Cần Thơ xem trận đấu này. Đặc biệt là sự có mặt của PGS-TS Hồ Văn Thống, Hiệu trưởng Trường ĐH Đồng Tháp.Bên cạnh đó, Trường ĐH Đồng Tháp cũng tích cực vận động sinh viên đi ủng hộ đội nhà. Trường đã "chơi lớn" khi trang bị 6 xe chở gần 200 sinh viên qua SVĐ Cần Thơ. Mặc dù với quãng đường khá xa (gần 100 km) nhưng cổ động viên của trường vẫn mang theo nhiều trống, kèn vuvuzela, cờ, băng rôn và mặc đồng phục để thể hiện tinh thần vì màu cờ sắc áo. Các bạn tỏ ra không chút mệt mỏi dù trước đó phải mất hơn 2 giờ đi xe. Khu vực của cổ động viên Trường ĐH Đồng Tháp luôn rộn ràng tiếng trống, tiếng kèn, tiếng reo hò cuồng nhiệt. Tuy số lượng không đông bằng cổ động viên Trường ĐH Cần Thơ nhưng các bạn đã tạo ra khí thế sôi nổi cân bằng trên khán đài.Nguyễn Thị Diễm, cổ động viên Trường ĐH Đồng Tháp, chia sẻ: "Đây là lần đầu tiên Trường ĐH Đồng Tháp tham dự giải bóng đá Thanh Niên sinh viên nên nhận được sự quan tâm rất nhiều từ cổ động viên. Em hay say xe nhưng vẫn quyết tâm đi theo để cổ vũ, vì trong đội có cầu thủ em yêu thích".Sau 80 phút thi đấu, Trường ĐH Đồng Tháp hòa 0-0 Trường ĐH Cần Thơ, qua đó cả 2 đội phải chia tay giải đầy tiếc nuối. Các cổ động viên Trường ĐH Đồng Tháp đã nán lại rất lâu để an ủi cầu thủ, có nhiều bạn không cầm được nước mắt. Đặc biệt, khi các cầu thủ Trường ĐH Cần Thơ qua cảm ơn, toàn thể cổ động viên Trường ĐH Đồng Tháp đồng loạt đứng lên, dành cho đội bạn những tràng pháo tay đầy thiện cảm. Mặc dù Đội ĐH Đồng Tháp đã dừng bước, nhưng sự cố gắng của các cầu thủ và hình ảnh đẹp của cổ động viên sẽ còn tiếp tục lan tỏa tại giải bóng đá TNSV THACO cup 2025.Vòng loại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO có 66 đội sẽ chia vào 6 bảng thi đấu theo khu vực địa lý từ ngày 28.12.2024 đến 18.1.2025. Cụ thể gồm khu vực phía bắc (từ ngày 30.12.2024 - 10.1.2025 tại sân Trường ĐH Thủy Lợi); khu vực Duyên hải miền Trung (từ ngày 6.1 - 12.1.2025 tại sân Quân khu 5 - Đà Nẵng); khu vực Nam Trung bộ và Tây nguyên (10.1 - 18.1.2025 tại sân Trường ĐH Nha Trang); khu vực Đông Nam bộ (4.1 - 12.1.2025 tại SVĐ Bàu Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu); khu vực Tây Nam bộ (8.1 - 17.1.2025 tại SVĐ Cần Thơ) và khu vực TP.HCM (28.12.2024 - 15.1.2025 sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng) để chọn ra 11 đội cùng với đội chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng tranh vòng chung kết giải từ 1.3 - 16.3.2025.